Ngày xưa, ở dọc theo một bờ sông nọ, có một ngôi làng dân cư đông đúc, phồn thịnh. Bỗng nhiên, ở dưới sông có một con cá chép thành tinh xuất hiện. Con cá này thường lên bờ vào đêm trăng tròn tháng tám tìm bắt người ta để ăn thịt. Dân cư trong làng tìm cách trốn tránh hoặc chống cự, nhưng năm nào cũng vậy, cứ đến rằm tháng tám là có rất nhiều người bị con cá chép thành tinh sát hại. Nhiều người phải bỏ làng mà đi. Làng xóm vì vậy mà trở nên thê thảm, tiêu điều.
Một hôm có nhà sư vân du qua đó, nghe dân làng trình bày thảm họa mà họ đang gánh chịu, ông mới bày cho dân làng làm mỗi nhà một cái lồng đèn hình con cá chép thật lớn, bên trong là nan tre, bên ngoài phủ vải. Đến rằm trung thu, dân làng đem lồng đèn treo trước cửa, trong lồng đèn có thắp đèn sáp lớn. Khi cá chép thành tinh lên bờ tìm người để ăn thịt, đi đến nhà nào nó cũng thấy lồng đèn cá chép, tưởng là nhà của đồng loại nên bỏ đi.
Từ đó, mỗi năm cứ đến rằm trung thu, dân làng lại làm lồng đèn cá chép. Tục này ngày càng lan rộng ra khắp nơi, trở thành một thú vui trong ngày Trung Thu. Theo thời gian, lồng đèn cá chép được những tay thợ đầy sáng kiến chế biến thành những kiểu lồng đèn khác như cá hóa long, con thỏ, con rồng, v.v… Theo đà văn minh của nhân loại, lồng đèn được mang hình thức xe tăng, máy bay, tàu thủy, xe hơi, v.v…
Sự Tích Chuông, Trống, Mõ
Sự tích củ mài và cây cơm nguội
Sự tích khèn bè Mường Vạt
Video: Truyền thuyết Thánh Gióng
Video: Gái ngoan dạy chồng
Sự tích Tháp Bút Kim Nhan
Sự tích Ông Địa
Sự tích cái mõ
Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt
Sự tích cúng gà đêm giao thừa
Video: Sự tích dưa hấu
Video: Sự tích con dế
Sự tích cái mõ
Sự tích cái chổi
Sự tích cái yên ngựa
Sự tích cái bình vôi
Sự tích đèn kéo quân
Video: Sự tích đèn kéo quân
Sự tích cái chân sau của con chó
Cái giá của sự thông thái
Sự tích con Dã Tràng
Cái bẫy chuột
Cái cân thủy ngân
Cái Chén Gáo Dừa
Cái chân biết hát
Đầu to bằng cái bồ